Vương Đình Huệ (sinh 1957) là một nhà kinh tế và chính khách Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X và khóa XI, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, nguyênTổng Kiểm toán Nhà nước, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tài chính (Việt Nam).
Ông sinh ngày 11 tháng 7 năm 1957, quê quán tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; 9/1979-1985: Học viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường. 1985-1986: Học viên khoa Châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. 1986-1990: Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia; Đơn vị trưởng lưu học sinh; Trưởng Thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislava. 1991-1992: Giảng viên Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 10/1992-5/1993: Phó trưởng Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 6/1993-2/1999: Quyền Trưởng khoa, rồi Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 3/1999-6/2001: Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 7/2001-7/2006: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bí thư Đảng ủy Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Việt Nam), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối cơ quan Kinh tế Trung ương. 7/2006 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng ủy cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Việt Nam). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam; đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII ngày 3/8/2011 được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hiện nay là Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Phát Biểu
Mục tiêu chung của công tác tài chính trong nhiệm kỳ tới là phải tổ chức huy động một cách hợp lý tất cả các nguồn lực của xã hội cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo an ninh quốc phòng và tăng trưởng cũng như an sinh xã hội, đặc biệt là phải huy động vốn cho thực hiện các đột phá chiến lược. Chúng ta cần một khối lượng vốn cực kỳ lớn cho thời kỳ 5 năm, 10 năm tới. Còn cơ quan đầu tiên tôi sẽ làm việc khi nhậm chức là Cục Quản lý giá. Trong bối cảnh kinh tế đang đặc biệt khó khăn như hiện nay thì kiểm soát giá là vấn đề quan trọng nhất. Về minh bạch giá điện và giá xăng, chính phủ đã định hướng là chúng ta phải kiên trì theo cơ chế giá thị trường, có tính đến thời điểm và liều lượng để phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát trên cơ sở kiểm soát, minh bạch giá thành và chi phí hình thành nên giá điện và giá xăng. "Theo tôi, doanh nghiệp kêu lỗ thì cũng cần làm rõ khái niệm lỗ ở đây là gì. Ví dụ với Petrolimex. Giá bán lẻ xăng dầu được xây dựng trên cơ sở giá định hướng, giá cơ sở. Giá cơ sở được tính toán bao gồm giá CIF, cộng với thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, nhân với tỷ giá, sau đó cộng với chi phí lưu thông xăng dầu. Sau đó, doanh nghiệp được cộng thêm lãi định mức 300 đồng một lít, cộng thêm quỹ bình ổn giá với mức cao nhất 500 đồng và một số khoản phụ phí khác. Phát biểu tại buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" ngày 20/9/2011: "Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước" Cách thức điều hành của chúng ta lâu nay là khi giá định hướng này cao hơn giá bán lẻ trong nước do yếu tố khách quan như giá thế giới tăng, khi đó có các biện pháp như giảm thuế, ngừng trích lập quỹ hoặc tăng giá được áp dụng. Còn khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ có nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng chi phí bán hàng, thì cái này doanh nghiệp phải chịu. Tương tự khi giá cơ sở thấp hơn giá bán lẻ do yếu tố như giá thế giới giảm, khi đó cần điều chỉnh giá bán lẻ xuống. Như vậy, nói lỗ ở đây là chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ chứ không phải là doanh nghiệp lỗ, bởi họ đã có lợi nhuận định mức ở trong giá là 300 đồng mỗi lít rồi. Nếu không minh bạch cái này thì sẽ rất khó trong quản lý. Tôi sẽ yêu cầu Cục Quản lý Giá báo cáo kỹ hơn về vấn đề này. Qua EVN, chúng tôi rút được bài học kinh nghiệm về trách nhiệm của DN trong việc cung cấp số liệu, thông tin. Một khi cơ quan chức năng tăng kiểm tra, giám sát, DN sẽ minh bạch hơn, chính quyền trách nhiệm hơn".
Câu nói nổi tiếng
“ Nhà nước xưa nay chưa từng dọa ai nhưng cũng đừng ai dọa Nhà nước (Phát biểu của ông tại Hội thảo điều hành giá xăng dầu) ” |